Tăng trưởng doanh thu của Alibaba trở lại mức chưa từng thấy kể từ sau đại dịch
Vị thế trên trường quốc tế
Theo BNN Bloomberg, tăng trưởng doanh thu của Alibaba trở lại mức chưa từng thấy kể từ sau đại dịch, thúc đẩy hy vọng phục hồi kinh tế Trung Quốc mặc dù quan hệ Mỹ – Trung đang xấu đi.
Tập đoàn e-tail giá trị nhất của Trung Quốc vừa báo cáo mức tăng trưởng doanh số 34% trong quý II tốt hơn mong đợi với sự phục hồi mạnh mẽ từ tác động của COVID-19. Điều này làm giảm bớt lo lắng về áp lực gia tăng mà Alibaba Group Holding phải đối mặt từ cả các đối thủ trong nước và chính quyền Washington.
Điều đó đồng thời nhấn mạnh cách “gã khổng lồ” thương mại điện tử đang thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng ở một quốc gia nằm trong số những quốc gia đầu tiên phục hồi. Tuy nhiên, theo Giám đốc Điều hành Daniel Zhang, “Alibaba phải đối mặt với những bất ổn không chỉ từ đại dịch toàn cầu mà còn gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng tôi đang đánh giá tình hình và mọi tác động tiềm ẩn một cách cẩn thận và kỹ lưỡng, đồng thời sẽ thực hiện các hành động cần thiết để tuân thủ mọi quy định mới”.
Tổng thống Donald Trump đã đưa ra quan điểm cứng rắn đối với nền kinh tế số 2 thế giới là yếu tố then chốt trong chiến dịch tranh cử của ông trước thềm cuộc bầu cử Mỹ. Điều đó sẽ trừng phạt hoặc đe dọa kìm hãm các công ty công nghệ lớn nhất châu Á của Mỹ. Trong khi các nhà lập pháp Mỹ đưa ra các quy định có thể buộc các tập đoàn Trung Quốc như Alibaba rời khỏi sàn giao dịch của Mỹ thì cổ phiếu của Alibaba giảm khoảng 2% ở New York.
Công ty Alibaba được niêm yết tại New York và Hồng Kông, báo cáo doanh thu đạt 153,8 tỉ nhân dân tệ (22,2 tỉ USD) trong quý II tăng 34 % so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận ròng ròng 47,6 tỉ nhân dân tệ, vượt xa con số ước tính là 36,04 tỉ nhân dân tệ. Một trong số đó xuất phát từ doanh số bán hàng kỷ lục trong một sự kiện mua sắm hồi tháng 6 năm nay, khi việc giảm giá mạnh thu hút những người mua sắm đã trì hoãn việc mua hàng trong thời gian đóng cửa toàn quốc. Điều này chứng tỏ người tiêu dùng tích cực hàng năm ở Trung Quốc hiện đã tăng 16 triệu lên 742 triệu, thúc đẩy tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh thương mại cốt lõi của nước này.
3 tháng trước, tập đoàn đa quốc gia này đã báo cáo doanh thu năm tài chính 2019 tăng 35% lên 71,9 tỉ USD, trong khi thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng 38% lên 7,48 USD. Vào thời điểm đó, họ dự kiến doanh thu năm tài chính 2021 ở Trung Quốc lên tới 91 tỉ USD.
Bên cạnh đó, Ant Group – công ty liên kết tài chính với 33% sở hữu của Alibaba, đã tăng lợi nhuận gấp 6 lần lên 1,3 tỉ USD trong quý I, đưa ra cái nhìn sơ lược về sức mạnh thu nhập của mình trước đợt chào bán công khai lần đầu lớn ở Hồng Kông và Trung Quốc.
Việc tăng doanh thu mạnh mẽ ở quý II của tập đoàn có thể giúp trấn an các nhà đầu tư vào thời điểm Alibaba đang vướng vào căng thẳng địa chính trị gia tăng do cạnh tranh trong nước ngày càng khốc liệt. Kết quả trên xác thực luận điểm rằng Alibaba sẽ vượt lên khỏi đại dịch mạnh hơn trước. Một khi những gián đoạn hoạt động trong quý II được khắc phục, Công ty sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển dịch nhanh chóng của người tiêu dùng và người bán sang các kênh kỹ thuật số để phục vụ tiêu dùng.
Giám đốc Tài chính Maggie Wu cho biết: “Hoạt động kinh doanh thương mại cốt lõi trong nước của Alibaba đã hoàn toàn phục hồi về mức trước COVID-19 trên toàn diện”.
Trong tháng này, Tổng thống Trump đã thúc giục các công ty Mỹ cắt đứt quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây của Trung Quốc bao gồm cả Alibaba, với lý do lo ngại về an ninh mạng. Việc đổ bộ vào Nhà Trắng về lâu dài có thể gây nguy hiểm cho đế chế trị giá khoảng 695 tỉ USD bao gồm bán lẻ trực tuyến, giao hàng thực phẩm và điện toán internet.
Quốc hội Mỹ đang tiến gần hơn đến luật cấm các công ty Trung Quốc giao dịch trên các sàn chứng khoán của Mỹ. Trong khi đó, Công ty cũng đang chịu áp lực từ Ấn Độ với các biện pháp ngày càng trở nên cứng rắn hơn, quốc gia này đã chặn UC Browser của Alibaba cũng như 58 ứng dụng khác của Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia hồi tháng 6. Tuy nhiên, việc rút dịch vụ trình duyệt UCWeb của Alibaba ở Ấn Độ sẽ không có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh tổng thể của Alibaba.
Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Alibaba Daniel Zhang đã tìm cách miêu tả “gã khổng lồ” công nghệ như một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ hơn là một mối đe dọa.
Ông Daniel Zhang chia sẻ tầm nhìn của Alibaba về việc giúp cho việc kinh doanh ở bất cứ đâu trở nên dễ dàng hơn hoàn toàn phù hợp với lợi ích của cả Trung Quốc và Mỹ.
Cạnh tranh trên sân nhà
Sự cạnh tranh ngày càng tăng trên sân nhà hiện là thách thức trước mắt. Vị thế trên thị trường của Alibaba đang bị nhiều đối thủ cạnh tranh chiếm đoạt. Những thách thức của Alibaba đến từ các đối thủ lâu năm JD.com, thương mại điện tử mới nổi Pinduoduo và thậm chí cả chủ sở hữu TikTok ByteDance.
ByteDance đang tìm cách chuyển nhãn cầu thành lợi nhuận, cũng đã mạo hiểm vào thương mại điện tử, đầu tiên hướng lưu lượng truy cập đến các trang mua sắm trực tuyến bao gồm Taobao.com của Alibaba, sau đó tung ra thị trường riêng trong ứng dụng Douyin của TikTok.
Năm ngoái, ByteDance đã vượt lên trước Baidu và Tencent Holdings, đứng thứ 2 về doanh thu quảng cáo kỹ thuật số ở Trung Quốc, chỉ sau Alibaba. Theo ông Mark Tanner, người sáng lập cơ quan tiếp thị và nghiên cứu China Skinny có trụ sở tại Thượng Hải, “Thách thức lớn nhất đối với Alibaba trong tương lai ở chỗ thương mại điện tử không còn là cuộc đua song mã. JD thách thức họ ở đầu thị trường và PDD đang giành chiến thắng ở nhiều thị trường cấp thấp hơn tăng trưởng nhanh vốn khó nắm bắt đối với Alibaba”.
Giám đốc Điều hành thị trường Martin Garner của công ty phân tích CCS Insight cho biết: “Thật dễ dàng để cảm thấy buồn khi Alibaba công bố mức tăng trưởng doanh thu 34% trong đại dịch, nhưng điều quan trọng cần nhớ là Alibaba bán hàng hóa mỗi năm bằng giá trị GDP của Hà Lan”.
Theo ông Martin Garner, “Kết quả của Alibaba cung cấp manh mối tốt cho các quốc gia khác rằng phần lớn các hành vi mới mà chúng ta đã thấy trong đại dịch sẽ tiếp tục xảy ra khi thế giới bắt đầu trở lại bình thường, đặc biệt là trong lĩnh vực mua sắm và dịch vụ đám mây”.