Bỏ phố về rừng, người đàn ông tuổi lục tuần đưa những giống cá ‘Tây’ về nơi non cao để làm giàu. Sau 10 năm, ông sở hữu cơ ngơi bạc tỷ với loài cá chỉ ưa dòng nước lạnh đến thấu xương.
Hà Văn Sâm – gã “chân đất” xuất thân từ một gia đình nông dân thuần túy, người đã được nhiều bà con yêu quý khắp vùng đồng bào miền núi Năng Cát (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) gọi với cái tên thân thương là “Sâm cá hồi”.Khởi nghiệp với nghề xây dựng, nhưng máu đam mê nông nghiệp đã thôi thúc ông đến với nó như một mối duyên nợ. Năm 2010, sau nhiều lần đó đây thăm quan các mô hình vùng Tây Bắc về một loài cá nước lạnh giàu dinh dưỡng đem lại nguồn thu kinh tế cao, thấy vùng cao Năng Cát có một dòng thác 7 tầng quanh năm mát trong ông đã quyết định thử nghiệm với loài cá hồi từ đó.
Khởi nghiệp với nghề xây dựng, nhưng máu đam mê nông nghiệp đã thôi thúc ông đến với nó như một mối duyên nợ. Năm 2010, sau nhiều lần đó đây thăm quan các mô hình vùng Tây Bắc về một loài cá nước lạnh giàu dinh dưỡng đem lại nguồn thu kinh tế cao, thấy vùng cao Năng Cát có một dòng thác 7 tầng quanh năm mát trong ông đã quyết định thử nghiệm với loài cá hồi từ đó.
Lúc bấy giờ dự án nuôi cá do các ngành chức năng cùng triển khai. Như được cú hích, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng rồi lên bản Năng Cát, nơi có đỉnh Pù Rinh cao chót vót, có dòng thác 7 tầng quanh năm mát lạnh để lập nghiệp. Ông bắt đầu đưa những giống cá lạ mà bà con nơi đây chưa từng biết đến, đó chính là cá hồi, cá tầm, cá trắng Châu Âu… để nuôi.
Lúc bấy giờ dự án nuôi cá do các ngành chức năng cùng triển khai. Như được cú hích, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng rồi lên bản Năng Cát, nơi có đỉnh Pù Rinh cao chót vót, có dòng thác 7 tầng quanh năm mát lạnh để lập nghiệp. Ông bắt đầu đưa những giống cá lạ mà bà con nơi đây chưa từng biết đến, đó chính là cá hồi, cá tầm, cá trắng Châu Âu… để nuôi. Nói là làm, ông mở đường, khai đất rồi dẫn đường dây điện đưa lên đỉnh núi, xây bể xi măng để bắt đầu sự nghiệp. Những ngày đầu, từ con giống đến mọi công đoạn đối với ông là cả một thử thách đầy chông gai.
Vốn đây là những giống cá sống chủ yếu ở vùng nước lạnh, sạch sẽ nên việc đầu tiên ông nghĩ đến đó chính là nguồn nước. Tận dụng nguồn nước từ bên dòng thác, ông dựng hệ thống lọc sàng rồi dẫn đường dây dài hàng km đưa về đến tận bể. Mỗi ngày, việc thay nước và dọn bể là công đoạn cần thiết nhất để đàn cá sinh trưởng tốt.
Sau nhiều năm, đúc rút nhiều kinh nghiệm, mô hình nuôi cá Tầm, cá Hồi trong bể xi măng của ông cũng thành công, đem lại lợi nhuận. “Tuy nhiên, vốn là loài cá “hoàng gia” nên không tránh khỏi những rủi ro. Năm ngoái do lũ lụt và thời điểm nắng nóng đã khiến hàng nghìn con cá hồi chết. Năm nay, rút kinh nghiệm tôi đã cho lắp đặt hệ thống máy làm mát cho tất cả các bể, với máy làm mát này thì mình sẽ cân đối được nhiệt độ của nước để cá dễ dàng sinh trưởng hơn.”, ông Sâm chia sẻ.
Do cá hồi có nguồn gốc tại xứ lạnh nên để nuôi thành công là điều không đơn giản. Những năm tháng đầu ông cùng rất nhiều nhân công “ăn ngủ cùng cá” để biết được nhược điểm của loài cá. Sau 1 năm thử nghiệm cá bắt đầu sinh trưởng tốt, gia đình ông thu lời gần 200 triệu đồng.
Ông Sâm cho biết thực phẩm của loài cá này trước kia rất khó khăn vì phải nhập từ các nước châu âu như Hà Lan, Pháp. Mỗi ngày phải cho cá ăn đúng tiêu chuẩn 4 lần để cung ứng đầy đủ chất cho cá. Những năm trở lại đây, sau khi ký kết hợp đồng với công ty thực phẩm tại Bắc Ninh, nguồn cung cấp thức ăn cho cá ổn định khiến việc nuôi trồng cũng trở nên thuận lợi.
Vì đây là những giống cá ưa nước sạch và mát nên việc vệ sinh môi trường và thay nước cho bể càng được chú trọng. Mỗi ngày tại trại cá của ông có từ 2 – 3 công nhân lao động tiến hành dọn vệ sinh, cho cá ăn và theo dõi nguồn nước.
Hiện trang trại của gia đình ông đã được mở rộng và có gần 10 bể nuôi các loại gồm cá tầm, cá hồi… Với giá bán 400.000 đồng/1 kg cá hồi, 250.000 đồng/1kg cá tầm, mỗi năm đem về doanh thu gần 2 tỷ đồng, trừ chi phí ông có lợi nhuận từ 300 – 400 triệu đồng mỗi năm.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nhà hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Hà Nội. Nói về dự tính tương lai, ông Sâm mong muốn mở rộng mô hình hơn nữa để những giống cá này, xa hơn nữa đó là gắn mô hình nuôi cá đến với phát triển du lịch tham quan, du lịch cộng đồng sẵn có ở địa phương.