Đứng trước thử thách khởi nghiệp, những nỗi sợ trở nên khổng lồ hơn bao giờ hết, và vượt qua nỗi sợ để chinh phục con đường ước mơ là điều tất yếu phải làm.
Và bài viết này là dành cho bạn, những doanh nhân trẻ sắp lao mình vào chông gai khởi nghiệp – những doanh nhân trẻ đang loay hoay giữa bao nhiêu là “nỗi sợ”. IBC hôm sẽ cùng bạn nhận mặt, gọi tên những nỗi sợ khởi nghiệp đó, để sẵn sàng tiêu diệt lần lượt từng “tên” một.
Chiến thắng nỗi sợ
Thành công đầu tiên của mỗi doanh nhân trên bước đường khởi nghiệp là chiến thắng được nỗi sợ. Thượng đế bằng một thoáng nghĩ nào đó, đã thêm một chút gia vị mang tên “nỗi sợ” vào lúc đang nhào nặn ra con người. Nỗi sợ có sẵn trong tâm lý mỗi người từ lúc bé thơ, và lớn dần theo tháng năm với những mối lo toan bộn bề muôn hình muôn sắc. Đứng trước thử thách khởi nghiệp, những nỗi sợ trở nên khổng lồ hơn bao giờ hết, và vượt qua nỗi sợ để chinh phục con đường ước mơ là điều tất yếu phải làm. Nhưng trước khi vượt qua, bạn cần phải gọi tên những nỗi sợ đó, thật rõ ràng – nỗi sợ khởi nghiệp.
Bạn sợ thất bại
Nếu nói rằng bạn tự tin mình sẽ thành công 100%, không chút rủi ro, không chút sai sót, thì khác nào bạn đang “ảo tưởng” về tương lai – một tương lai bất định, chẳng thể nào đoán trước? Sợ thất bại là nỗi sợ tất nhiên phải có. Sợ thất bại chẳng phải vì bạn đang nghi ngờ chính ý tưởng kinh doanh của mình, mà là vì bạn hiểu rằng thị trường ngoài kia khốc liệt lắm, ở đó còn bao nhiêu đối thủ lớn bé đang chờ để nuốt chửng con cá nhỏ nhoi là bạn. Nỗi sợ này, bằng một cách nào đó sẽ giúp bạn suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng hơn, tính toán thận trọng hơn, và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng hơn trước khi đưa chân bước vào thị trường.
Chẳng một ai có thể chắc rằng bạn dám khởi nghiệp nghĩa là bạn cũng dám chống lại mọi phản đối, mọi định kiến. Sự ủng hộ, tin tưởng từ người thân, từ bạn bè là một thứ gì đó rất quan trọng với các doanh nhân trẻ tuổi – những chú cừu non nớt còn ôm bao nhiêu mộng mơ hoài bão. Vậy, nếu không phải là những cái gật đầu hay cái ôm động viên, mà là sự phản đối, thì liệu bạn có đủ vững vàng, đủ tự tin để bất chấp tất cả, tiếp tục con đường hẳn còn rất nhiều dở dang này? Sự phản đối vì thế đã trở thành một nỗi sợ có cái tên thật xấu xí.
Bạn sợ mình lạc lối, sợ lẻ loi
Ý tưởng kinh doanh là thứ khiến cho doanh nhân khởi nghiệp đặt nhiều kỳ vọng nhất, và cũng chính ý tưởng kinh doanh lại là thứ gây ra nhiều lo lắng, sợ hãi nhất cho doanh nhân trẻ tuổi. Bạn nuôi nấng một ý tưởng mới lạ cũng là lúc bạn sợ lẻ loi, cô độc trên con đường phía trước, đôi khi bạn lại sợ mình lạc lối nếu lỡ có một phút chẳng đủ vững vàng, chẳng đủ kiên nhẫn. Nỗi sợ này hiển nhiên không còn lạ lẫm nữa, bởi hầu hết các doanh nhân khởi nghiệp đều phải một lần trải qua, chỉ là nỗi sợ đó có thể đồ sộ, có thể bé bỏng tùy vào từng trường hợp cụ thể của bạn.
Bạn sợ mình không đủ vốn, sợ nợ nần
Bởi rằng tiền bạc và các nguồn lực tài chính là một trong những nhân tố quyết định nhiều nhất đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, bạn luôn bắt gặp nỗi sợ không đủ vốn trong mỗi ý tưởng kinh doanh. Tiếp nối sau đó là quá trình bạn dốc hết khả năng vay vốn, huy động hết mọi nguồn lực đầu tư xung quanh, và một nỗi sợ khổng lồ nữa lại thừa cơ xuất hiện để chất chồng lên vai bạn, chen chân vào cuộc sống của bạn: bạn sợ nợ nần, sợ áp lực vay trả. Tuy vậy, cả hai nỗi sợ này đều làm cho bạn trở nên có trách nhiệm hơn với con đường kinh doanh của mình, thận trọng hơn trong mọi ý tưởng, thực tế hóa những ý tưởng đó sao cho phù hợp và khả thi hơn với khả năng tài chính của mình.
Bạn sợ sự chê bai
Rất nhiều CEO nổi tiếng đã từng chia sẻ về nỗi sợ này – nỗi sợ mà ai cũng ít nhất một lần trải qua khi khởi nghiệp. Sản phẩm đầu tiên mà bạn ấp ủ, nuôi nấng sau bao lâu nay bỗng nhận về những lời chê bai chỉ trích khi vừa chớm ra lò, bạn khác nào vừa nhận về một gáo nước lạnh lẽo? Những phản hồi tiêu cực đôi khi có thể làm ám ảnh cả một giấc mơ còn đang dang dở. Trước nhất bạn phải nhìn nhận được nỗi sợ đó, gọi tên và sẵn sàng đối mặt với nó để chiến thắng, để vượt qua.
Doanh nhân nào cũng mang theo nỗi sợ này như một nỗi sợ tất yếu. Chẳng một ai dám chắc chắn rằng mình hoàn toàn đủ năng lực để cáng đáng hết tất thảy mọi việc trên mọi lĩnh vực. Và nếu bạn chỉ giỏi trong chuyên môn của mình, liệu bạn có thể làm tốt cả những thứ khác nữa? Đó là lúc bạn đắn đo, lo sợ, đó cũng là lúc bạn cần sự rõ ràng hơn bao giờ hết. Bạn hãy gọi tên nỗi sợ để có thể nhìn nhận đúng khả năng của bản thân và thật nhanh chóng tìm cách đánh bại nỗi sợ đó.
Có lẽ thiên chức của nỗi sợ là để giúp con người mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, hoặc cũng có thể là để đánh bại kẻ mong manh. Gan góc hơn sau nỗi sợ hay yếu đuối hơn, nhún nhường nó? Điều đó tùy thuộc cả vào lựa chọn của bạn. Ở bài viết tuần này, IBC chỉ dừng lại ở việc cùng bạn gọi tên những nỗi sợ khởi nghiệp một cách rõ ràng nhất. Hẹn bạn ở Góc Khởi nghiệp IBC tuần sau để nằm lòng được những tuyệt chiêu hạ gục và vượt qua tất cả những nỗi sợ đó.
>>Xem thêm: 5 bí quyết để thành công