Giá trị đích thực của cuộc sống là thời gian bạn có chứ không phải số tiền bạn sở hữu. Người khôn ngoan biết cách đơn giản hóa mọi thứ, cho đi nhiều hơn để sống thật hơn.
Hạt giống tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu
Bất kỳ hành động nào mà chúng ta thực hiện nhất quán trong một khoảng thời gian dài đều có “lãi kép”. Cho dù đó là tập thể dục, đánh răng, hoặc tưới cỏ; tốt hay xấu, kết quả được tạo ra thông qua hành động nhất quán.
Ví dụ ở đây là việc đánh răng. Nhiều người cho rằng ảnh hưởng của việc không đánh răng trong một ngày là nhỏ và có thể không đáng chú ý. Tuy nhiên, sau một năm, hậu quả sẽ rõ ràng cả về ngoại hình và khứu giác, và thiệt hại thì nghiêm trọng.
Giống như việc không đánh răng, thói quen quản lý tiền tốt không thể hiện rõ sau vài ngày, nhưng sau vài thập kỷ, sự khác biệt rất rõ ràng. Do đó, tôi tin rằng khoảng cách giàu nghèo được tạo ra ở độ tuổi 20 của chúng ta. Tuổi 20 của chúng ta là khi hạt giống được gieo trồng. Tuổi 30, 40 là lúc hoa đơm, trái kết.
Nhưng từ ban đầu việc chăm sóc cái cây nhỏ như thế nào và chúng ta quản lý nó tốt như thế nào đều khó nhận thấy. Chỉ khi đến đúng thời điểm, tất cả sẽ được hiển hiện bằng hoa, bằng quả.
Những thói quen chúng ta có ở độ tuổi 20 sẽ sáng tỏ ở độ tuổi 30 và 40. Những người gieo hạt và tưới nước liên tục trong suốt nhiều thập kỷ sẽ nhận về thảm cỏ xanh tốt, còn những người còn lại sẽ chẳng có kết quả gì.
Hầu hết mọi người thường cho rằng, bản thân họ cần sống đủ đã rồi mới nghĩ tới việc tiết kiệm và cho đi. Những thử làm ngược lại công thức đó, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi bất ngờ.
Mặc dù công thức này đơn giản, hãy hiểu rằng việc thực thi sẽ không dễ dàng như vậy. Quay lại những điều cơ bản có nghĩa là thực hiện theo công thức đúng đắn đã được thử: cho đi trước, sau đó tiết kiệm/đầu tư, phần còn lại là sống.
Công thức: Cho đi (10%) – Tiết kiệm/Đầu tư (20%-40%) – Sinh sống (70%-50%)
Cho đi:
Kế hoạch cũ của tôi là làm giàu sau đó bắt đầu giúp đỡ mọi người. Nhưng với một người như bà tôi, một người phụ nữ sùng đạo và có tấm lòng tha thứ, thật khó để biện luận rằng bạn cần phải có tiền để trở nên hào phóng. Trên thực tế, “những người giàu thì giàu có và những người hào phóng thì hào phóng.”
Muốn bắt đầu phát triển THÓI QUEN cho đi/tính hào phóng, tôi bắt đầu tặng quà sinh nhật cho mỗi đứa em họ nhỏ của mình vì tôi biết rằng nếu bây giờ tôi không thể cho đi 500 đô la thì tôi cũng sẽ không thể cho đi 10.000 đô trong tương lai. Bởi vì càng có nhiều tiền sẽ càng khiến bạn trở về là con người thật của mình.
Sự miễn cưỡng ban đầu của tôi khi cho đi là do tôi hiểu sai về từ tham lam. Tôi đã nghĩ tham lam có nghĩa là muốn những gì người khác có trong khi nó thực sự có nghĩa là nắm/giữ chắc mọi thứ tôi có. Việc sống với dì của tôi ở New York, nơi tôi chỉ có không gian hạn chế cho đồ đạc của mình, đã dạy tôi điều này.
Trước đây, tôi chỉ tặng/cho quần áo và giày dép khi tôi chắc chắn rằng tôi không muốn chúng nữa. Tôi thích giữ những thứ “đề phòng” khi tôi cần. Nhưng khi quần áo “đề phòng” của tôi chuyển từ vị trí ở phía sau tủ sang trạng thái khác, rõ ràng là tôi đã giữ chúng vì lòng tham. Dần dần, tôi bắt đầu cho đi mọi thứ, ngay cả một số tài sản quý giá của mình, và điều đó thật vô cùng xứng đáng vì cho đi mang lại nhiều hạnh phúc hơn là giữ lại.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người được lợi khi dành tiền cho người khác chứ không phải cho bản thân. Khi mọi người cho tiền đi, họ trải qua một sự thúc đẩy hân hoan đáng kể.
Trong một nghiên cứu, phép dự đoán tốt nhất về mức độ hạnh phúc của mọi người không phải là họ đã cống hiến bao nhiêu cho chi tiêu cá nhân mà thay vào đó là họ đã dành cho người khác bao nhiêu. Việc cho đi còn được chứng minh là có liên quan đến cải thiện sức khỏe”.
Những gì tôi làm với tài chính của mình có liên quan trực tiếp đến bản chất con người của tôi. Ví dụ, tương tự như việc tôi không thể buông bỏ một số tài sản quý giá nhất định trong bộ sưu tập giày thể thao của mình, tôi cũng phải vật lộn với việc buông bỏ những bi kịch đã khắc sâu trong cuộc sống.
Tôi dễ dàng từ bỏ những thứ mà tôi không còn muốn, cũng giống như việc không quá khó để vượt qua khi tôi phải đối mặt với những vụn vặt của cuộc sống. Tôi nói vậy để nói rằng, cuộc sống luôn có những mối liên kết! Thói quen tài chính của tôi chỉ là biểu hiện của con người bên trong tôi. Nói cách khác, suy nghĩ của tôi đã phải thay đổi.
Việc không có khả năng cho đi thể hiện một tư duy cứng nhắc. Người tham lam luôn sinh sống trong thiếu thốn, tin rằng nguồn cung của mình có hạn nên phải giữ hết cho mình. Cho đi tiền có nghĩa là suy nghĩ của bạn thay đổi bởi vì tôi chưa bao giờ gặp một người tham lam nào không thù hận.
Hơn nữa, khả năng cho đi mà không mong đợi nhận lại điều gì đó, ngay cả khi thứ đó là sự trân trọng, là một trong những điểm ngọt ngào của cuộc sống và tôi khao khát một ngày nào đó đạt được mức độ an yên đó.
Tiết kiệm/Đầu tư:
“Vấn đề tiền bạc vẫn luôn là nỗi lo hàng đầu của hầu hết người Mỹ khi nói đến cuộc sống cá nhân của họ, nhưng một cuộc thăm dò mới cho thấy rằng các vấn đề tài chính cá nhân đang ảnh hưởng đến cuộc sống nghề nghiệp của mọi người ở một mức độ đáng kể.
Workplace Options, một nhà cung cấp hàng đầu về các dịch vụ tích hợp phúc lợi cho nhân viên trên phạm vi toàn cầu, nhận thấy rằng 45% người Mỹ đang làm việc ở độ tuổi 18-29 tin rằng căng thẳng về tài chính đã ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc của họ”.
Khi lớn lên, tôi đã nghe câu nói khuôn sáo rằng một triệu phú trung bình có 7 nguồn thu nhập, nhưng mãi đến gần đây, tôi vẫn không nhận ra rằng nó có ý nghĩa hơn tiền bạc.
Trong một video mà tôi xem gần đây, Paul Brunson nói rằng có 10 nguồn thu nhập giúp anh ấy giảm bớt căng thẳng nói chung. Vì nếu anh ta mất đi 1 hoặc 2 nguồn, chất lượng cuộc sống của anh ta không bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó tạo ra cảm giác yên bình.
Đôi khi thời gian rảnh rỗi để nghĩ ngợi có thể tạo ra hoang tưởng về việc bị sa thải, điều này thường dẫn đến việc tôi tự hỏi liệu mình có đủ tiền tiết kiệm để duy trì tài chính cho bản thân trong trường hợp mình bị đuổi việc hay không.
Bản thân tôi và các đồng nghiệp của mình, sau vài tuần rảnh rỗi, sự hoang tưởng nảy sinh không phải vì chúng tôi có mong muốn làm việc tột độ mà là nỗi sợ bị sa thải và không có đủ tài chính ổn định để sinh nhai cho đến khi cơ hội tiếp theo đến.
Vì lý do này, tôi có thể thấy những lo lắng về tài chính ảnh hưởng tới hiệu suất công việc như thế nào vì trước đây, khi tôi rảnh rỗi quá lâu, tôi cảm thấy rất khó khăn khi làm bất cứ việc gì mặc dù có thời gian rảnh của cả một ngày.
Niềm vui và tình yêu đích thực đến từ việc có một sự lựa chọn, không phải từ sự cần thiết. Đó là lý do tại sao tôi không tin bất cứ ai cũng có thể thực sự nói rằng họ yêu công việc của mình, chỉ cho đến khi họ được ở một vị trí mà họ không phải lo đi làm để trả tiền cho các hóa đơn nữa.
Tôi không nói rằng tất cả mọi người cần phải nghỉ việc và trở thành một doanh nhân. Thay vào đó, bạn cần tiết kiệm/đầu tư bất kể lựa chọn nghề nghiệp của mình là gì để trở nên tự do về tài chính, vì điều đó sẽ nâng cao khả năng hoàn thiện sự nghiệp của bạn, do mọi quyết định bạn đưa ra sẽ không phải dựa trên các tác động về tài chính.
Sống:
“Giá trị đích thực của cuộc sống là thời gian chứ không phải tiền bạc, và tất cả chúng ta đều chỉ có một lượng thời gian hạn chế mà thôi.” – Robert Harris
Khi tôi phải đưa ra quyết định cho đi và tiết kiệm trước khi chi tiêu, tôi đã chuyển từ tư duy tiêu dùng sang tư duy kiểm soát tài chính của mình. Bằng cách bước ra khỏi ma trận “chi tiêu” đó, tôi có thể nhận thức rõ ràng hơn. Cuộc sống của tôi và lối sống của tôi, những gì tôi từng coi là một, đều trở nên khác biệt.
Kết luận rằng chất lượng cuộc sống của tôi gắn liền với thời gian và tôi có đủ quyền kiểm soát nó để làm những việc quan trọng đối với mình, cho dù là dành thời gian cho gia đình, tập thể dục hay viết lách. Cùng với đó, thu nhập của tôi là thứ quyết định chất lượng lối sống.
“Tôi cho rằng chất lượng cuộc sống của mình sẽ cải thiện khi thu nhập của tôi tăng lên, nhưng điều đó đã không xảy ra. Một ngày nọ, khi ở trong văn phòng, tôi đang nhìn xung quanh mình, và nhận thấy những người mà tôi khao khát trở thành có lối sống cao cấp nhưng cuộc sống của họ cũng tương tự mình. Họ bù đắp cho những điều không hài lòng trong cuộc sống bằng cách cải thiện lối sống, hy vọng nó sẽ lấp đầy những khoảng trống, tạo ra một chu kỳ tiêu dùng không bao giờ kết thúc”.
Theo chia sẻ của Nathan Hastings-Spaine tại Medium. Tác giả là một blogger từ châu Phi, với các bài viết giàu ý nghĩa khích lệ con người cải thiện cuộc sống.