‘Ngày xửa, ngày xưa’ – một câu mở đầu quen thuộc của hầu hết các câu chuyện cổ tích xa xưa. Những câu chuyện gắn liền với tuổi thơ, có người Việt nào lớn lên mà không đôi lần được nghe bà, nghe mẹ thủ thỉ bên tai những câu chuyện cổ tích diệu kì. Và cũng từ thế giới ấy, chúng ta lớn dần lên, tâm hồn xao xuyến bao điều về cái Đẹp, cái Thiện của dân tộc mình.
Truyện cổ tích bênh vực những thân phận bé nhỏ
Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
Cổ tích khác với các thể loại truyện khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe tiếp nhận câu chuyện như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò trơi của trí tưởng tượng. Các câu chuyện cổ tích thế giới nổi tiếng:Ở thể loai thần thoại, có Aladdi và thần đèn, Nàng công chúa ngủ trong rừng, Ba hoàng tử lười, Truyện cổ Andersen, Thần thoại Hy Lạp…
Ở Việt Nam, truyện cổ tích ra đời trong xã hội có phân chia giai cấp, đề cập và quan tâm trước hết là những nhân vật bất hạnh, cho nên chức năng cơ bản của truyện cổ tích là nhằm an ủi, động viên, bênh vực cho những thân phận, phẩm chất của con người. Vì thế qua mỗi câu chuyện cổ tích, nhân dân lao động đều gửi gắm mơ ước về một thế giới tốt đẹp, về sự công bằng. Một số truyện nổi tiếng như: Tấm Cám, Thánh Gióng, Thạch Sanh… phải nói Việt Nam có một kho tàng truyện cổ tích phong phú và đa dạng rất đáng tự hào.
Do quan niệm luân hồi, nhân vật chính diện hoặc phản diện trong truyện thường không chết mà hóa thân sang nhiều kiếp khác, hoặc thành người, hoặc thành con vật. Do quan niệm số mệnh, nhân vật không phải lúc nào cũng làm chủ được vận mệnh của mình mà thường bị một lực vô hình dẫn dắt, để chịu đựng hết nạn nọ đến nạn kia, từ thử thách này sang thử thách khác.
Nhân vật trong truyện cổ tích có thể là những người mồ côi, những thân phận bất hạnh, nhỏ bé, thấp hèn, lam lũ… nhưng đó là những con người đáng thương. Đáng yêu nhất trong truyện cổ tích là những người mồ côi, nhưng thân phận bất hạnh, nhỏ bé, thấp hèn, lam lũ… Cô Tấm, chàng Thạch Sanh, chú Sọ Dừa, anh Khoai… là những con người, những nhân vật đáng thương, đáng yêu kỳ lạ!.
Những con người bất hạnh ấy rất cần cù trong lao động. Cô Tấm biết làm đủ việc, giỏi giang: chăn trâu, cắt cỏ, mò cua bắt tép, xay giã giần sàng. Thạch Sanh chỉ có một cái khố, một cái rìu mà lăn lộn rừng xanh kiếm củi sống. Sọ Dừa biết chăn trâu giỏi; đàn trâu bò của phú ông được Sọ Dừa chăn dắt con nào con nấy cũng béo tốt. Anh Khoai rất siêng năng, cày sâu cuốc bẫm. Người em trong truyện Cây khế sống hiền lành, chăm chỉ làm ăn vượt lên cảnh nghèo.
Ảnh hưởng của truyện cổ tích đến người đọc
“Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” Của GS Nguyễn Đổng Chi được đánh giá là một công trình khoa học lớn không phải chỉ do ấn tượng về số lượng trang sách lên tới gần 3.000 trang, mà chủ yếu là do tầm bao quát rộng lớn rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu truyện cổ tích.
Có thể nhận ra ngay rằng phạm trù hiện thực trong truyện cổ tích Việt Nam được ông đặc biệt quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn cả, là phạm trù hiện thực xã hội. Về mặt lý thuyết phạm trù hiện thực xã hội được ông xem là tiêu chí chủ yếu phân biệt cổ tích với thần thoại.
Ông viết: “Như ai nấy đều biết, truyền thuyết, cổ tích xuất hiện không cùng một thời với thần thoại. Nếu chủ đề của thần thoại thường thiên về giải thích tự nhiên, mô tả cuộc đấu tranh giữa người với tự nhiên là chủ yếu, thì trái lại, chủ đề của truyền thuyết, cổ tích thường thiên về giải thích xã hội, mô tả chủ yếu cuộc đấu tranh giữa người và người”.
Truyện cổ tích được coi là người bạn đầu tiên của các bé, nó có sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với trẻ em. Từ lâu những câu truyện cổ tích đã đi sâu vào bên trong tiềm thức của mỗi người từ khi còn là một đứa bé. Những câu truyện diệu kỳ mà mẹ, bà đã kể cho nghe đã giúp tuổi thơ lớn lên với rất nhiều cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống và nó còn mang lại những bài học quý giá về cuộc sống, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ giúp cho các bé phát triển tư duy trong sáng và lành mạnh nhất. Truyện cổ tích giống như một món ăn tinh thần bổ ích với trẻ nhỏ, những câu chuyện hấp dẫn, những tuýp nhân vật đáng yêu, hình ảnh ngộ ngĩnh, sinh động. Giúp tô đậm thêm phần nào sự hiểu biết về cuộc sống, phát huy trí tưởng tượng của trẻ nhỏ
Khi nghe những câu chuyện, trẻ sẽ được hòa mình vào chính nhân vật, sẽ trải qua các cung bậc cảm xúc như vui, buồn, lo lắng và hồi hộp một cách rất tự nhiên. Trẻ em sẽ được sống đúng với tuổi thơ của mình hồn nhiên trong thế giới cổ tích.
Truyện cổ tích và các ý tưởng quảng bá
Cùng với sự phát triển của xã hội, truyện cổ tích cũng ngày một được phát triển từ các câu chuyện truyền miệng sau đó in thành sách, thời đại công nghệ phát triển người ta sẽ có thể nghe các câu truyện cổ tích trên đài với các bản mp3, cũng có thể xem các câu truyện được chuyển thể thành các bộ phim trên truyền hình.
Bên cạnh đó, rất nhiều các doanh nghiệp đã lấy ý tưởng là những câu chuyện hoặc một nhân vật nào đó trong truyện cổ tích để xây dựng các trương trình nhằm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp:
Nhằm thu hút đối tượng lớn khách hàng là trẻ nhỏ, mới đây VinWonders đã tổ chức thi “Sáng tạo các nhân vật cổ tích phiên bản Việt”. VinWonders Phú Quốc – hệ thống công viên chủ đề thuộc Vinpearl – vừa công bố phát động cuộc thi “Sáng tạo các nhân vật cổ tích phiên bản Việt”. Cuộc thi tìm kiếm 10 ý tưởng tạo hình mới cho nhân vật cổ tích nổi tiếng, tạo tiền đề cho quá trình xây dựng các nhân vật đặc trưng của hệ thống công viên chủ đề VinWonders.
Thông qua cuộc thi, VinWonders mong muốn mang đến nguồn cảm hứng để cộng đồng sáng tạo chung tay kiến tạo dấu ấn Việt Nam trong kho tàng cổ tích thế giới. Đây cũng chính là mục tiêu cốt lõi được VinWonders xác định khi bắt tay xây dựng hệ thống nhân vật cổ tích tầm vóc quốc tế, đồng thời sở hữu đậm nét giá trị và văn hóa Việt Nam.
6 nhân vật cổ tích huyền thoại được VinWonders lựa chọn để tổ chức sáng tạo “phiên bản Việt” đại diện cho những nền văn minh nổi tiếng, đồng thời sở hữu những đức tính tốt đẹp xứng đáng để nuôi dưỡng và lan tỏa toàn cầu. Đó là chàng Aladdin dũng cảm, Thần đèn thông minh và hài hước, công chúa Ba Tư nhân ái, nàng Bạch Tuyết chăm chỉ, cô bé Alice đam mê khám phá và chàng Thạch Sanh ngay thẳng và mạnh mẽ.
Cuộc thi diễn ra từ ngày 12.4 đến hết ngày 15.5.2020, mang đến cơ hội sáng tạo cho các cá nhân hoặc nhóm thi tại 2 bảng: Nhóm trẻ em (độ tuổi từ 7-15) và Nhóm người lớn (từ 15 tuổi trở lên) ( nguồn laodong.vn)
LOTTE Mart là thương hiệu đồng hành cùng người tiêu dùng Việt suốt 11 năm qua với các khách hàng từ trẻ em đến người lớn tuổi nên quyết định chọn hướng remake những câu chuyện cổ tích là cách phù hợp nhất để mang đến niềm vui cho đại đa số người xem.
Ý tưởng cho nội dung của video dựa trên ba câu chuyện: Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thạch Sùng, Ăn khế trả vàng mà ai trong chúng ta cũng thuộc nằm lòng. Tuy nhiên, cái kết khó đoán với những tình huống trớ trêu chính là điểm nhấn tăng thêm tính sáng tạo và hài hước nhưng vẫn giữ trọn tinh thần truyện cổ tích. Nội dung video ngắn gọn, súc tích đi vào trọng tâm giúp người xem dễ hiểu thông điệp mà các nhân vật chính muốn truyền tải.