Bốn nhân vật này không chỉ là danh tướng kỳ tài thời Tam Quốc, mà ngoại hình của họ cũng anh anh tuấn khác thường.
Bốn nhân vật này không chỉ là danh tướng kỳ tài thời Tam Quốc, mà ngoại hình của họ cũng anh anh tuấn khác thường.
Thời kỳ Tam Quốc, chiến loạn kéo dài, binh đao dễ kiếm lương thực khó tìm, vì thế mà trong quân đội gần như ai cũng bụi bặm và ngoại hình dữ tợn giống nhau. Tuy nhiên trong vạn người cũng phải có một người khác biệt, dưới đây là 4 nhân vật được đánh giá là anh tuấn tài hoa nhất trong thời Tam Quốc.
Mã Siêu
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ngoại hình của Mã Siêu được miêu tả “lúc sinh ra mặt như trát phấn, môi đỏ như son. Mã Siêu có biệt danh là “Cẩm Mã Siêu”, nghĩa là Mã Siêu tuyệt mỹ hay đẹp đẽ, chữ “Cẩm” có nghĩa là vải dệt hoa đẹp, gọi là gấm vóc.
Mã Siêu có bờ vai rộng, giọng nói mạnh mẽ, khoác áo choàng trắng và mũ giáp bạc, cưỡi bạch mã cầm trường thương, truy sát khiến Tào Tháo phải cắt râu vứt áo, đại chiến Hứa Chử và Trương Phi. Cuối cùng trở thành một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán
Triệu Vân
Trong Biệt truyện của Trương Thức có truyện viết về Triệu Vân, ghi rằng: “Vân mình cao tám thước, tư nhan hùng vĩ”.Tam quốc chí cũng trích dẫn lại lời miêu tả này. Nhà văn La Quán Trung dựa vào đó viết trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa rằng Vân “cao tám thước, mày rậm, mắt to, mặt rộng, má bầu, uy phong lẫm liệt”.
Hình ảnh Triệu Vân máu nhuộm giáp trắng và ngựa trắng, cầm trường thương Thất tiến thất xuất cứu Ấu chúa giữa đại quân Tào tại dốc Trường Bản là một trong những hình ảnh ấn tượng nhất đối với người hâm mộ Tam Quốc.
Văn võ song toàn, tài hoa dũng mãnh, lại khiêm tốn và trọng tình trọng nghĩa, Thường Sơn Triệu Tử Long hoàn toàn xứng với danh hiệu danh tướng hoàn mỹ nhất Tam Quốc.
Gia Cát Lượng
Gia Cạt Lượng, tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long Tiên Sinh, công thần khai quốc nhà Thục, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng. Trong tiểu thuyết Tam Quốc Trí viết: “Lượng có khí chất anh bá, thân cao tám thước, dung mạo thậm vĩ, đẹp khác thế nhân”.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có những câu nói rất nổi tiếng để miêu Gia Cát Lượng như “Ngọa Long hay Phượng Số nếu được một trong hai thì có thể bình thiên hạ”, hay “Thục được rồng, Ngô được hổ, Ngụy được chó” (3 anh em nhà Gia Cát mỗi người theo 1 chủ, Gia Cát Lượng theo Thục).
Ngoài ra, Gia Cát Lượng còn rất hiểu âm luật, và giỏi chơi đàn. Có một lần Tư Mã Ý đem quân đến đánh, Gia Cát Lượng chỉ ngồi trên thành gẩy đàn cũng khiến Tư Mã Ý sợ gian kế mà lui quân.
Tài năng, nhân hậu và đẹp mã, Gia Cát Lượng quả xứng với hình tượng thần sĩ mà sử sách đã xây dựng.
Chu Du
Nhắc đến Đông Ngô, mấy ai không biết Chu Du. Sử sách ghi lại rằng Chu Du “cao lớn, cường tráng, đẹp trai”, nên đương thời gọi là Chu Lang. Từ nhỏ đã rất am hiểu âm luật, nếu nhạc đánh sai một nốt, dù đã uống say, Chu Du vẫn biết ngay.
Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở Xích Bích trước 70 vạn đại quân của Tào Tháo. Trận Xích Bích là trận chiến lớn nhất thời đó, là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giúp phân định cục diện Tam Quốc, nên tên tuổi của ông mãi đi vào lịch sử Trung Quốc.
Hoa Vũ (Theo Sohu)