Virus không phân biệt màu da và quốc tịch, cũng chính bởi thế mà đại dịch Covid-19 đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, càn quét, làm sụp đổ rất nhiều thành trì theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Mới đây nhất, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 là thử thách lớn nhất mà Liên minh châu Âu (EU) phải đối mặt trong lịch sử.
Cũng trong lịch sử, phim về đề tài đại dịch không phải là hiếm trong địa hạt này. Nhiều phim vừa mới ra mắt đã khuynh đảo phòng vé với tốc độ về nguồn thu có khi còn nhanh hơn cả tốc độ lây lan của dịch bệnh. Nhưng một kiểu rất phổ biến của các phim về dịch bệnh hay thảm họa thường có “công thức”: Điểm bùng phát – Cao trào – Kết thúc. Ví dụ như phim về dịch bệnh thì sau khi được đẩy lên đến cao trào thì bỗng chốc dập dịch thành công, còn thảm họa thì gần cuối phim bao giờ cũng được giải quyết ổn thỏa bởi một vài nhân vật chính.
Thế nhưng, đời không như là phim, đại dịch Covid-19 chẳng đi theo một kịch bản nào. Rất nhiều quốc gia, rất nhiều nền kinh tế và y tế phát triển trên toàn thế giới đang vật lộn tìm cách khống chế nó, nói kiểu phim cổ trang là tìm ra thuốc giải. Thế nhưng, nếu coi đây là một bộ phim, thì quả thật là một bộ phim hơi dài tập mà người xem không thể biết đến lúc nào là tập cuối cùng.
“Ở Việt Nam, những ngày này người ta có thể cảm nhận được sức ảnh hưởng của dịch bệnh đến mọi mặt đời sống, nhất là ở các đô thị lớn. Hà Nội và nhiều thành phố, những hàng quán không thuộc danh mục cần thiết đều đồng loạt đóng cửa… Ở nhà, thời gian bỗng dài ra vô cùng tận đối với rất nhiều gia đình…”.
Nhà báo Hồ Viết Thịnh
Ở Việt Nam, những ngày này người ta có thể cảm nhận được sức ảnh hưởng của dịch bệnh đến mọi mặt đời sống, nhất là ở các đô thị lớn. Hà Nội và nhiều thành phố, những hàng quán không thuộc danh mục cần thiết đều đồng loạt đóng cửa.
Nhà mặt tiền ở phố từng được gọi là tiền mặt, giờ – những tiền mặt đó đang nhăn nhó đối phó với thực tế bi đát của kinh tế. Nhưng bù lại, người đô thị vốn quen với cuộc sống vồn vã, tấp nập thường ngày thì nay lại đã bắt đầu sống chậm lại trong chính tổ ẩm của mình.
Làm việc tại nhà – nhiều công ty, công sở đã bắt đầu áp dụng phương thức này cho cán bộ, nhân viên.
Ở nhà, thời gian bỗng dài ra vô cùng tận đối với rất nhiều gia đình. Và chắc cũng bởi thế, quan sát trên mạng xã hội mới thấy, người Việt mình toàn là những nhân tố thơ ca tiềm ẩn. Thơ và những thứ giống thơ cứ xuất hiện đều trên các trang cá nhân, dù rằng nhiều bài được đăng tải nếu không chú thích đây là thơ nhiều người đọc cũng không biết xếp vào thể loại gì.
(function(d,a,b,l,e,_) { if(d[b]&&d[b].q)return;d[b]=function(){(d[b].q=d[b].q||[]).push(arguments)};e=a.createElement(l); e.async=1;e.charset=’utf-8′;e.src=’//static.dable.io/dist/plugin.min.js’; _=a.getElementsByTagName(l)[0];_.parentNode.insertBefore(e,_); })(window,document,’dable’,’script’); dable(‘setService’, ‘anninhthudo.vn’); dable(‘sendLogOnce’); dable(‘renderWidget’, ‘dablewidget_6Xggp0XN’);
rotatebanner(”, 0, 0);
Ngoài thơ, trên mạng xã hội bỗng dưng còn phát lộ ra rất nhiều… siêu đầu bếp. Các bà vợ sau nhiều năm chung sống với chồng, sinh đẻ cần mẫn đến vài ba đứa con nhỏ hoặc đã nuôi lớn mới phát hiện ra: Chồng mình ngoài đun nước sôi, luộc trứng, úp mỳ tôm còn biết cả cắm cơm. Nhiều trong số các bà vợ phải hoan hỉ đánh giá: Cơm chồng nấu, nếu chịu khó ăn thì vẫn được!
Theo lời tự sự của rất nhiều ông chồng, thật ra cũng chẳng ham muốn gì việc xông vào chiếm lĩnh căn bếp, nơi vốn được coi là lãnh thổ của các bà vợ. Vấn đề đặt ra là, những ngày làm việc tại nhà, nhiều ông chồng bỗng cảm thấy mình trở nên vô dụng trong mắt vợ.
Tiền đưa về nhỏ giọt, không còn kiểu sáng sớm bảnh bao đầu tóc quần áo đi làm, rồi chiều muộn lịch lãm trở về. Thay vào đó, hàng sáng tỉnh dậy thấy một ông nằm chảy thây trên giường, người đàn ông ấy nặng nhọc di chuyển bụng mỡ để vệ sinh cá nhân, làm gì đó với máy tính rồi lại dán mắt vào tivi… Chứng kiến những cảnh đó đến ngày thứ 3 thôi là nhiều bà vợ nổi điên lên.
Bằng khả năng tiên đoán và đánh giá đúng đối tượng, các ông chồng bắt đầu cố gắng làm gì đó có ích, để không trở nên vô dụng trong mắt vợ. Thôi thì, dù đồ ăn không ngon nhưng bù lại được vợ kiên nhẫn ngồi ăn và nói một câu kiểu động viên chồng như: Có cố gắng, nhưng cần cố gắng nhiều hơn. Như thế cũng đủ mát lòng, mát dạ.
Ngoài việc chứng kiến sự tồn tại dai dẳng trong nhà của nhau, việc đối phó với những đứa con tinh nghịch cũng là một thử thách vô cùng to lớn. Trên mạng đã có những hình ảnh vui, nhận được sự đồng cảm của các ông bố, bà mẹ khi làm việc ở nhà, đó chính là để hạn chế sự di chuyển, quấy phá của những đứa con – cũng nghỉ học ở nhà giãn cách xã hội là để chúng nằm trên sàn nhà và bịt miệng bằng băng dính. Lúc đó, nhà cửa bỗng bình yên đến lạ!
Hạn chế di chuyển khi không thật sự cần thiết, nhiều cư dân đô thị vốn ưa thích một môn thể thao nào đó cũng bị bó hẹp sự vận động của mình. Nhiều người phải thích nghi bằng việc, chạy phố chạy công viên không được thì ta chạy hàng lang, leo cầu thang hay chạy vòng quanh trên chân trên sân thượng. Không khí tù túng một tí, nhưng đỡ công giải thích về sự cần thiết của thể thao trong bối cảnh hạn chế di chuyển.
Ở mặt tích cực, việc làm việc ở nhà, cách ly tại chỗ cũng đem lại những trải nghiệm khá lung linh thú vị cho nhiều gia đình. Dịp này, bố mẹ mới có thời gian để gần gũi con cái, lắng nghe những thủ thỉ của con ngày nào qua ngày khác, chơi với chúng, đùa với vợ… Dĩ nhiên, trong những thở than mặt trái, chạm mặt vợ nhiều quá cũng không phải là một giải pháp hoàn toàn yên bình.