Rob Atthill kể rằng ông đã ‘choáng ngợp’ khi thưởng thức cà phê Việt Nam lần đầu tiên năm 2004 và dành tình cảm đặc biệt dành cho nó, quyết định lựa chọn cà phê cho con đường kinh doanh của mình.
Câu chuyện kinh doanh cà phê
Kênh CNN (Mỹ) ngày 17/3 cho biết Atthill sau đó bắt tay vào việc nhập khẩu cà phê từ năm 2006. Cà phê được thu hoạch tại Tây Nguyên rồi chế biến ở thành phố Hồ Chí Minh. Atthill nói rằng doanh thu từ công ty Ca Phe VN của ông đã tăng doanh số gấp 3 trong 5 năm qua.
Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Việt Nam
Việt Nam là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil. Tổ chức Cà phê Quốc tế cho biết xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào khoảng 25 triệu bao (60kg) một năm với giá trị thu về trung bình là 3 tỷ USD.
Cà phê Việt Nam là văn hóa và cuộc sống
Theo CNN, đối với người Việt Nam, cà phê không chỉ là loại nước uống cung cấp năng lượng mà còn là văn hóa và cuộc sống. Cà phê xuất hiện từ các hàng rong vỉa hè cho tới những cửa hàng thiết kế bắt mắt, sang trọng.
Ông Will Frith người Mỹ vốn sở hữu công ty chế biến cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết người Việt Nam thường gặp nhau tại những quán cà phê yêu thích và nơi đây như “không gian thứ ba” của họ ngoài nhà và nơi làm việc. Bên cạnh đó, người ông Frith cũng nhấn mạnh rằng người Việt Nam còn thường pha cà phê tại nhà.
Nguồn cà phê chất lượng
Ngoài số lượng xuất khẩu lớn và nền văn hóa cà phê đặc biệt, Việt Nam còn nổi tiếng với nguồn cà phê chất lượng. Khoảng 97% hạt cà phê của Việt Nam là loại robusta có vị đắng, mạnh và chứa nhiều caffeine. Hạt cà phê robusta thường được sử dụng để chế biến cà phê uống liền.
Ông Frith cho biết một thế hệ doanh nhân mới tại Việt Nam đang tập trung vào chất lượng của cà phê. Họ chú ý tới khí hậu và trao đổi cách thức thu hoạch với người nông dân, đồng thời nghiên cứu kỹ thuật chế biến cà phê tốt hơn.
Ý tưởng sáng tạo từ cà phê
Việt Nam còn nổi tiếng với những ý tưởng sáng tạo, nhằm chế biến hương vị đa dạng và khó quên với cà phê khiến thế giới ưa chuộng như cà phê trứng, cà phê cốt dừa…
>>Xem thêm: Cà Phê Ông Bi: ‘Người dùng phải được biết họ đang uống gì’